Retinol là gì, retinol gây ra tác dụng phụ gì là một chủ đề không mới. Tuy nhiên, rất ít người biết rõ cơ chế tác động của Retinol đối với da và tại sao lại có những phản ứng phụ như vậy. Do vậy, rất nhiều bạn sẽ bối rối không biết hướng xử lý khi gặp những tác dụng phụ trong lần đầu sử dụng retinol.
Thay vì tìm cách xử lý tác dụng phụ của retinol khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động, thậm chí có thể sẽ xử lý theo cách sai lầm thì bài viết này dành cho bạn. Cùng Lasera hiểu rõ hơn về Retinol nhé!
Cơ chế hoạt động của Retinol
Đầu tiên, về cấu trúc da, cấu trúc da bao gồm 3 lớp: Biểu bì, Hạ bì và mô dưới da.
Trong đó, lớp biểu bì được xem như một hàng rào bảo vệ da trước tác nhân gây hại từ môi trường. Lớp hạ bì chứa các thành phần như các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi, các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).
Retinol xuất hiện với nhiệm vụ là giao tiếp tế bào, giúp truyền tín hiệu tới các tế bào. Nhằm thúc đẩy chúng hoạt động tốt hơn. Điều này là do Retinol có thể tương tác trực tiếp với các thụ thể Retinoic Acid trong tế bào da. Từ đó thay đổi hành vi cơ bản của chúng.
Cụ thể, Retinol sẽ kích thích tăng sinh tế bào biểu bì, làm lớp biểu bì da dày lên. Đồng thời kích thích tăng sinh collagen ở lớp hạ bì. Khi các tế bào mới được sản sinh liên tục từ bên dưới, chúng sẽ giúp các tế bào sừng nhanh chóng được đẩy lên bề mặt. Cộng với việc Retinol sẽ nén chặt lớp sừng bề mặt lại với nhau và giảm cả những chất dưỡng ẩm tự nhiên trong đó, dẫn đến hiện tượng bong tróc da.
Nói tóm lại, Retinol sẽ làm mỏng lớp tế bào sừng đã chết trên bề mặt và tăng sinh các tế bào sống bên dưới, từ đó làm dày lớp biểu bì.
Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Retinol, nguyên nhân và cách khắc phục
Da khô
Cơ chế hoạt động:
Chu trình thay da ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Ở làn da 20-30 tuổi, quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 24-40 ngày. Càng lớn tuổi thì chu trình thay da càng kéo dài.
Trong một chu trình thay da thông thường, tế bào sẽ được hình thành từ lớp đáy và biệt hoá dần lên lớp gai, lớp hạt. Sau cùng lên đến lớp sừng để chờ được bong ra.
Retinol tác động rút ngắn chu trình thay da của bạn và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới liên tục. Từ đó, lớp sừng cũng sẽ bong ra nhanh hơn, điều này dẫn đến hiện tượng giảm lượng nhân tố giữ ẩm tự nhiên trên da, gây mất nước lớp sừng và làm da khô về tổng thể.
Cách khắc phục:
Với tác dụng phụ này của Retinol, cách khắc phục đơn giản là “thiếu ở đâu thì sẽ bù đắp vào đó”.
Để hạn chế tác dụng phụ khô da của Retinol, hãy dùng kèm sản phẩm hỗ trợ cấp ẩm tốt cho da.
THAM KHẢO SENTÉ DERMAL REPAIR CREAM
Là kem dưỡng ẩm chuyên sâu và phục hồi da, Senté Dermal Repair Cream chứa phân tử Heparan Sulfate Analog (HSA) cực nhỏ, giúp giữ nước và thẩm thấu sâu vào tế bào. Hơn nữa, HSA là thành phần cải tiến mới nhất trong quá trình hydrat hóa, ít mang điện tích âm lợi thế cho việc hấp thu ngay tại chỗ và thẩm thấu hiệu quả đồng thời giảm mất nước trên biểu bì. Chính vì vậy, Senté Dermal Repair Cream là sản phẩm đi kèm hợp lý khi bạn sử dụng Retinol.
Đỏ rát châm chích da
Cơ chế hoạt động:
Giai đoạn đầu sử dụng Retinol, khi lớp sừng bong ra một cách nhanh chóng sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này cũng góp phần kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của da trở nên nhạy cảm hơn.
Lúc này, hệ miễn dịch sẽ không phân biệt được Retinol là tác nhân tốt hay xấu. Chúng chỉ cần biết có một yếu tố ngoại lai đang đi vào da và tìm cách ngăn cản lại. Từ đó tạo ra các phản ứng viêm. Không chỉ đơn thuần là mụn viêm, phản ứng viêm còn bao gồm cả hiện tượng nóng, rát, đỏ ngứa, châm chích trên da.
Cách khắc phục:
Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể kết hợp thêm những sản phẩm với các thành phần làm dịu da như: Allantoin, Centalla Asiatica, đặc biệt là Heparan Sulfate Analog (HSA) ngoài tác dụng cấp ẩm sâu cho da, HSA còn có tác dụng giảm viêm da, làm dịu da đang bị kích ứng, mẩn đỏ. Tham khảo các sản phẩm làm dịu da chứa HSA tại ĐÂY hoặc ĐÂY
Những lời đồn không đúng về retinol
Retinol làm mỏng da
Retinol không làm mỏng da, chính xác hơn, Retinol làm mỏng lớp sừng, tuy nhiên Retinol cũng làm dày lớp biểu bì bằng cách tác động giúp tăng sinh nhiều tế bào mới thay thế cho các tế bào cũ đã hư hỏng hoặc mất đi, giúp làn da bạn khoẻ lên.
Tác dụng làm mỏng lớp sừng của Retinol cũng không quá đáng ngại, xét về tác dụng, điều này làm lỗ chân lông của bạn được thông thoáng hơn, giảm mụn. Da cũng mềm mịn và căng bóng hơn, dưỡng chất dễ dàng thấm vào da.
Retinol làm giãn mao mạch
Giãn mao mạch là vấn đề bệnh liên quan đến viêm mãn tính – diễn ra trong thời gian dài và nghiêm trọng. Ví dụ bạn dùng corticoid trong thời gian dài, da bị nhiễm corticoid nặng dẫn đến hiện tượng viêm mãn tính.
Retinol chỉ gây viêm da ngắn hạn trong giai đoạn đầu sử dụng, cho nên Retinol không phải là tác nhân gây ra hiện tượng giãn mao mạch.
Da nhạy cảm nên dùng loại Retinol nào?
Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng Retinol hoặc bạn có một làn da nhạy cảm nhưng vẫn muốn dùng Retinol, hãy tham khảo ngay Retinol thế hệ mới của Senté, nồng độ Retinol thấp, nhẹ nhàng cho người mới sử dụng, phù hợp với mọi tình trạng da.
THAM KHẢO BIO COMPLETE SERUM 0.1% RETINOL phù hợp cho các tình trạng da:
- Da bị kích ứng từ nhẹ đến trung bình, không dung nạp retinol
- Da chưa từng dùng retinol
- Da có gốc da nhạy cảm
- Độ tuổi 20-28 tuổi da không có nhiều vấn đề nhưng muốn dùng retinol để ngăn ngừa lão hóa
THAM KHẢO INTENSIVE BIO COMPLETE CREAM 0.5% RETINOL
Intensive Bio Complete Cream là thế hệ retinoid mới nhờ kết hợp 0,5% Retinol tinh khiết với công nghệ encapsulated giúp giải phóng retinol khi vào sâu lớp bên dưới da đồng thời kết hợp với công nghệ độc quyền bộ đôi săn chắc DSA & CSA của Senté. Có tác dụng khuyến khích sản xuất collagen, chống lão hoá, thu nhỏ lỗ chân lông, phục hồi làn da bị tổn thương bởi ánh sáng ngoại sinh từ trung bình đến nặng.
Tổng kết
Nếu vẫn đang băn khoăn trong việc chọn lựa sản phẩm retinol tinh khiết có chất lượng ổn định, Retinol thế hệ mới của Senté chính là một gợi ý hoàn hảo cho bạn.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm hoặc liên hệ tư vấn thông qua
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/sentevietnam.official
Website: https://Lasera.vn